Hội nghị về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên.

03:35 AM 26/09/2012 |   Lượt xem: 1534 |   In bài viết | 

Hội nghị được nghe Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo về thực trạng, những đề xuất các giải pháp cho công tác bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên, cụ thể: tổng diện tích rừng năm 2011 của khu vực là 2.848.000 ha, đạt độ che phủ toàn khu vực là 51,3%, trong đó diện tích có trữ lượng gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 1.772.744 ha, chỉ đạt độ che phủ toàn vùng Tây Nguyên là 32,4%; diện tích rừng bị mất đi trong vòng 5 năm (2007-2011) là 129.686 ha (trong đó rừng tự nhiên: 107.425 ha, rừng trồng giảm 22.261 ha); chất lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng; rừng có chất lượng cao, trữ lượng lớn còn ít và chủ yếu tập trung ở khu rừng đặc dụng; tại khu vực có 7 mô hình quản lý rừng bền vững (trong đó có 3 mô hình dự án quốc tế hỗ trợ) các mô hình đang được thí điểm trên địa bàn với diện tích là 119.185 ha (trong đó diện tích có rừng 106.225 ha) còn lại là đất trống và đất khác, hiện nay các mô hình đang được quản lý tốt; quản lý khai thác rừng; quản lý các cơ sở chế biến (khu vực có 1.510 cơ sở chế biến gỗ) do chưa quản lý chặt chẽ (đặc biệt các xưởng chế biến gần rừng) đã góp phần làm gia tăng tình trạng phá rừng; khu vực có 56 công ty Lâm nghiệp nhà nước được giao quản lý 998.523 ha đất lâm nghiệp, Trong đó diện tích rừng đang quản lý là 868.009 ha: 776.733 ha rừng sản xuất,  44.329 ha rừng trồng, 91.276 ha rừng phòng hộ; khu vực có 53 Ban quản lý rừng phòng hộ, đang được giao quản lý 951.192 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng phòng hộ 432.405 ha/557.335 ha đất có rừng phòng hộ của toàn vùng (chiếm 77,6%), 278.328 ha đất có rừng sản xuất (chủ yếu là đất tự nhiên); toàn khu vực có 6 Vườn quốc gia (trong đó có 2 Vườn quốc gia thuộc TW), 5 khu bảo tồn và 3 trung tâm nghiên cứu, tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao là 503.988 ha, tổng biên chế là 1.173 người (bao gồm bộ máy quản lý và lực lượng kiểm lâm) bình quân diện tích quản lý, bảo vệ trên 01 người là 430 ha; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ nhà máy thủy điện trong khu vực hàng năm đạt trên 239.000 triệu đồng/năm, đây là nguồn lực tài chính quan trọng, bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn những tồn tại như: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu về đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS tại chỗ và người dân di cư đến các địa phương trong khu vực; nhiều công trình hạ tầng (thủy điện, đường giao thông, đường quốc phòng…) đã được xây dựng tại khu vực này chủ yếu phải chuyển mục đích sử dụng rừng. Chủ trương thu hút các dự án đầu tư (trồng rừng, cải tạo đất, trồng cao su) trên đất lâm nghiệp; nhiều dự án được phép khảo sát, tổ chức thực hiện. do chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, dẫn đến tâm lý người dân sợ hết đất sản xuất, dẫn đến tình trạng chiếm rừng, chiếm đất, phá rừng trái phép trong khu vực dự án để lấy đất hoặc để đòi chủ dự án bồi thường, tạo áp lực lớn đến công tác bảo vệ rừng. Tình trạng giảm diện tích rừng diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm là 25.737 ha/năm; công tác quản lý và bảo vệ lâm nghiệp còn mỏng; việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi các lâm trường quốc doanh diễn ra lúng túng và mang tính hình thức; Do dân số tăng nhanh, năm 2006 dân số tại khu vực là 4.868.900 người đến năm 2012 là 5.214.200 người, tăng 345.300 người; dân di cư tự do là 642.406 khẩu/142.984 hộ cần có đất ở và đất canh tác, tạo sức ép lớn lên tài nguyên rừng tại khu vực Tây Nguyên; lấn chiếm đất rừng, phá rừng trái pháp luật tăng; các công trình thủy điện, đường giao thông, đường quốc phòng … được xây dựng tại khu vực này.

Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến đánh giá và những đề xuất kiến nghị của lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên như: Để có những biện pháp, giải quyết những bức xúc trước thực trạng rừng ở Tây Nguyên hiện nay. Tuy các địa phương đã thực hiện công tác quản lý rừng rất gay gắt và đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn những vướng mắc, tồn tại: công tác quản lý gặp nhiều khó khăn; nhiều người dân khi nhận quản lý rừng chưa được mặn mà, quan tâm lắm; cơ chế chính sách quản lý còn sơ hở, chưa phù hợp; nhiều chính sách khi triển khai còn bất cập, chưa phát huy được hiệu quả; cần kiểm tra, rà soát lại các chính sách cho phù hợp; việc thay đổi rừng nghèo nàn trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao các cơ quan của Trung ương vẫn chưa có sự thống nhất cao … cần tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khiếu kiện đông người; rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất của các tổ chức quản lý rừng; tăng cường quản lý lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp; tăng cường quản lý khai thác rừng; tăng cường quản lý các cơ sở chế biến gỗ…

Y Khuc Hwing