08:09 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3117
Hát Sình ca hay còn gọi là hát ví của đồng bào dân tộc Cao Lan, là lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ. Sình ca được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như: hát trong đám cưới, hát chúc tụng các cụ nhưng hát nhiều nhất vẫn là mỗi độ tết đến xuân về-những thanh niên nam nữ tham gia ca hát  để tìm hiểu yêu đương.

 08:07 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2432
Sau một ngày lao động vất vả, họ - những đoàn viên thanh niên và những nghệ nhân của thôn Đồng Đò (xã Tân nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) lại tụ họp lại để cùng nhau luyện tập những điệu chiêng mà đã 20 năm rồi họ không còn được nghe nữa. Người có ý định thành lập nhóm chiêng này là anh K’Điếc (người dân tộc K’Ho) – Bí thư Đoàn xã Tân Nghĩa.

 08:07 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2526
Dù đã rất nhiều lần được hoà mình vào những hội xoè tưng bừng ở đất Mường Lò như xoè mừng nhà mới; xoè trong lễ hội xên bản, xên mường; xoè trong trong hàng loạt các lễ khác…nhưng chỉ đến khi được dự đêm xoè trong đám cưới thì tôi mới thực sự cảm nhận được cái hồn của xoè ở xứ mường này.

 08:06 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3397
Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh-loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng... cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng... theo một hệ thống nhất quán. Tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.

 08:06 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2878
Lễ hội mừng lúa mới của bà con Xê Đăng vừa diễn ra tại làng Kon Đao Zốp, xã Đăk H’Ring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong hai ngày 25 và 26/10.

 04:05 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2163
Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể, tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp bảo tồn, khuyến khích các hoạt động sưu tầm và phổ biến rộng rãi trong đời sống tinh thần của nhân dân.

 04:04 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2732
Sene dolta có nghĩa là cúng ông bà. Đây là lễ cổ truyền lớn thứ hai sau Tết Chol Chnăm Thmây của dân tộc Khmer Nam bộ. Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene Dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “Chà Đôl” và ơn ông “Chà Ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành. Lễ nghi này mang đậm nét văn hóa phi vật thể, ảnh hưởng tín ngưỡng triết lý Phật giáo của các dân tộc thuộc hệ văn minh lúa nước vùng Đông Nam Á.

 04:00 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3295
Tôi nhớ da diết hơi ấm của bếp lửa nhà sàn. Hơi ấm ấy giống như hơi ấm của tuổi thơ trong vòng tay mẹ; hơi ấm của bắp ngô, củ khoai nướng bữa chiều đông; hơi ấm của hơi thở, của sức sống cộng đồng…

 10:41 AM 25/10/2010  Lượt xem: 3439
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái trắng khu vực Mường So, huyện Phong Thổ.